Tuy nhiên, Diệu Nhi đã nhường lượt ăn của mình cho Quang Trung khiến mọi người bất ngờ. Nữ diễn viên tiết lộ lý do ở Việt Nam anh chỉ sống một mình. Do đó, cô muốn món ăn đoàn viên này sẽ để anh được thưởng thức với các nghệ sĩ khác.
Diệu Nhi chia sẻ: “Có thể mọi người không biết, Quang Trung ở Sài Gòn chỉ có một mình thôi. Gia đình em ấy ở bên nước ngoài hết rồi. Món ngon lúc này là thịt kho hột vịt, một món ăn sum vầy nên em sẽ hy sinh ra kia đứng để Trung vào đây ăn món này”.
Bố mẹ Quang Trung đã sang Mỹ định cư. Nam diễn viên hài sống một mình trong nhà rộng ở quận 9, TP.HCM suốt nhiều năm qua. Diễn viên 9X cho hay cảm thấy cô đơn sau mỗi ngày làm việc. Thói quen của anh là sau đêm diễn sẽ lang thang ở ngoài đến khi mệt nhoài mới trở về nhà.
Nam diễn viên từng chia sẻ mỗi dịp Tết, anh cảm thấy tủi thân. Quang Trung thường xuyên đi du lịch một mình vì sợ cảm giác lễ Tết ở Sài Gòn.
"Tôi sinh ra ở đây, không có quê để về nên thường chọn đi xa, đến nơi mình cảm thấy được thư giãn. Ở Sài Gòn tôi ngủ không ngon, bị một áp lực tâm lý nào đó mà đến giờ vẫn không hiểu được”, anh từng chia sẻ.
Dẫu cô đơn, Quang Trung nói an ủi vì gia đình bình an. Nam diễn viên cũng không định sang Mỹ định cư vì "chỉ có ở Việt Nam, tôi mới được làm nghề của mình".
Cuối tuần tuyệt vờilà phiên bản được Việt hóa từ format gốc Saturday Amazing- gameshow về âm nhạc và ẩm thực hàng đầu của Hàn Quốc. Chương trình gồm 15 tập với 15 chủ đề khác nhau cùng nhiều bài hát hit, các vũ điệu sôi động và loạt món ăn hội tụ bản sắc ẩm thực tinh túy vùng miền, đặc sản địa phương của Việt Nam và quốc tế.
Quang Trung ra mắt MV Cơn mơ mùa đông – sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường, đánh dấu việc trở lại làng nhạc sau 2 năm không ra mắt MV.
" alt=""/>Diễn viên Quang Trung tủi thân khi đón Tết Nguyên đán một mình nhiều nămCấp 3 có lần tôi lên nhà bác Hiền ở Hà Nội chơi, được ăn cốm ở chợ Nguyễn Cao, tự nhiên thấy mừng húm vì tôi sắp lên đại học, sắp được ở đất cốm rồi. Thế nào rồi tôi lại học trường Dược, ở ngay khu Tăng Bạt Hổ, ngay gần chợ Nguyễn Cao. Thế là thân luôn với chị hàng cốm ở đấy.
Nhớ 2 năm cuối, thỉnh thoảng rủng rỉnh lại mua 2 gói cốm nho nhỏ, 1 gói mang lên Bào chế biếu thầy Long uống trà (hồi ấy có gì ngon cũng nhớ ngay đến thầy), 1 gói để tôi nhúc nhắc thưởng thức cả buổi.
Tầm từ đầu hè đến cuối thu, lần nào đi về Hải Phòng tôi cũng mua một gói cốm thật to mang về cho mẹ. Duyên thế! Khi bố mẹ chuyển nhà lên Hà Nội thì nhà tôi ở ngay đất Làng Vòng. Khỏi nói con bé như chuột sa chĩnh gạo! Lọ mọ vào làng, xem giã cốm và có mấy số liên lạc của các chị bán cốm.
Rồi khi chuyển sang cái nhà bây giờ, duyên lại nối dài vì ko cố ý mà lại ở ngay đất cốm thứ 2 của Hà Nội: Mễ Trì. Thỉnh thoảng vào mùa, tôi đưa trẻ con đi qua, mấy mẹ con lại hào hứng ngó nghiêng các bác trong làng ngồi tuốt bông làm cốm, phơi đầy rơm xanh trên hè… So với cốm Vòng, cốm Mễ Trì mộc mạc hơn, nhưng vị thì không hề kém cạnh, có lẽ bởi cái chất lúa thóc rơm thì mộc mạc lại là một thế mạnh. Cốm Mễ Trì xanh hạt hơn và hơi vàng, dưới con mắt của đứa thích vẽ thì nó là màu cốm chấm thêm chút xíu vàng mơ, vị đậm đà.
Tôi thích cốm giót (cốm đầu nia) hơn. Nhưng cốm giót phải ăn tươi và ăn sớm, ví dụ mới giã thì phải ăn ngay, chứ để từ sáng đến chiều tối thì nó lại hơi cứng mất độ dẻo dính đặc trưng của giót rồi. Lá me thì bay bay từng hạt và có thể để lâu hơn mà vị vẫn ngon. Tôi thích ăn cốm nên từ bé 2 đứa trẻ con cũng thích theo.
Buổi chiều đi bơi về qua vòng xuyến cầu vượt Mễ Trì, tôi hay dừng xe ghé mua của chị hàng cốm ngồi gần đó. Riết rồi quen. Nhưng khoảng từ hết mùa cốm trước, chúng tôi đưa đưa nhau đi bơi về không thấy chị ngồi ở góc đường nữa.
Các món bánh là từ cốm cũng rất ngon. Tôi đi Pháp hay mua bánh cốm làm quà tặng bạn bè và đối tác. Nhiều khi tôi thấy mình đúng là có cung ăn uống. Cái duyên gặp gỡ cứ đưa đẩy về miền ẩm thực. Đi khắp nơi đều thấy con đường từ cái dạ dày đến trái tim thật là gần, có lẽ bởi vậy, nên nhờ ẩm thực tôi tìm được rất nhiều bạn hữu đáng yêu.
Thêm 1 điều rất riêng nữa, khi ăn cốm, ngắm nhìn cốm, tôi rất hay nhớ mẹ.
" alt=""/>Nhớ hương cốm dẻoTriển lãm giới thiệu những tài liệu và hình ảnh về cuộc đấu tranh, kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu công bố.
Triển lãm gồm 3 phần: Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời- giới thiệu tài liệu, hình ảnh về giai đoạn đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp tại Hà Nội;Hà Nội vùng đứng lên -giới thiệu tài liệu, hình ảnh về các cuộc đấu tranh cách mạng tại Hà Nội từ năm 1930 đến 1954;Hà Nội ngày về chiến thắng -giới thiệu hình ảnh, tài liệu ngày giải phóng, vang mãi khúc khải hoàn ca.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long hy vọng triển lãm sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho công chúng thông qua công nghệ số, cung cấp thông tin bổ ích về lịch sử Thủ đô - mảnh đất ngàn năm văn hiến trong dòng chảy lịch sử Việt Nam; góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào của người dân Hà Nội, song hành với sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa.
Trải nghiệm triển lãm 3D "Hỡi đồng bào Thủ đô":
Ảnh: T.Lê